Đồng Hữu Cảnh - 30/12/2019
Môi trường là bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo tồn tại xung quanh chúng ta. Nó có ảnh hưởng đến đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người cũng như sinh vật sống khác.
Ô nhiễm môi trường để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Chúng là nguyên nhân chính gây ra các bệnh hiểm nghèo, thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán…), và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đa dạng sinh học, sự cân bằng của hệ sinh thái, biến đổi khí hậu, suy giảm, cạn kiệt nguồn tài nguyên…. Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường còn gây thiệt hại cho mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến kinh tế và sự phát triển của đất nước.
1. Ô nhiễm môi trường là gì?
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường bị biến đổi. Kéo theo đó, các yếu tố có tính chất vật lý, sinh học, hoá học của môi trường bị thay đổi. Sự thay đổi này còn ảnh hưởng đến sức khoẻ con người cũng như các sinh vật khác.
2. Có các dạng ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường nước
Khi môi trường nước sẽ xuất hiện các chất, hợp chất lạ ở dạng lỏng hoặc rắn. Sự biến đổi này khiến nguồn nước trở thành chất độc hại đối với con người và động vật. Không những vậy, nó còn làm giảm sự đa dạng sinh học trong môi trường. Trong tất cả các dạng ô nhiễm, ô nhiễm nước được đánh giá là có tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng đến sự sống lớn nhất.
Ô nhiễm môi trường đất
Môi trường đất là nơi cư ngụ của con người và nhiều giống động vật. Với nhịp độ gia tăng dân số và sự phát triển của đô thị hóa khiến diện tích đất ngày càng bị thu hẹp, thậm chí là suy thoái.
Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí do khói, bụi, hơi trong không khí. Việc này sẽ gây ra biến đổi khí hậu, các bệnh về đường hô hấp, gây hại cho động vật và môi trường tự nhiên.
3. Một số nguyên nhân chính dẫn đến việc gây ô nhiễm môi trường
Do các chất bảo vệ thực vật
Do dư thừa lưu lượng thuốc trừ sâu, phân bón hoá học do người dân sử dụng trong quá trình canh tác, sản xuất nông nghiệp. Các chất thải này sẽ ngấm dần vào nguồn nước ngầm dưới lòng đất, ao hồ… Điều này không những khiến ô nhiễm đất mà còn ô nhiễm nước ngầm. Thậm chí, đây còn là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng “thuỷ triều đỏ” trên biển…
Do chất thải rắn được tạo ra trong quá trình sinh hoạt
Nguồn gốc chất thải rắn có thể đến từ sinh hoạt của người dân, từ khu chế xuất hay cơ sở y tế. Các chất thải này không được xử lý đúng quy trình trước khi thải ra môi trường. Việc này gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm nước ngầm, ô nhiễm đất. Đồng thời còn gây ảnh hưởng trầm trọng đến hệ sinh thái.
Ô nhiễm do khí thải
Có thể nói đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí. Tình trạng này thường xảy ra tại các thành phố lớn có mật độ dân cư và phương tiện giao thông đông đúc…
Chất thải từ nhà máy, khu công nghiệp
Theo đó, các nhà máy, xí nghiệp thải các chất thải môi trường chưa qua quá trình xử lý. Bên cạnh đó, các nhà máy sử dụng các nhiên liệu hoá thạch làm chất đốt trong quá trình sản xuất đã tạo các khí CO2, CO, N0, SO2… Các khí thải này cũng gây ô nhiễm không khí trầm trọng, thậm chí là gây nên hiệu ứng nhà kính.
4. Những hậu quả nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về đường hệ hô hấp. Ngoài ra, bụi mịn là yếu tố gây ô nhiễm nguy hiểm nhất vì nó tồn tại khá lâu trong không khí và phát tán rất xa. Do kích thước khá nhỏ, nếu xâm nhập sâu vào phổi, máu sẽ gây nên các bệnh hô hấp, vô sinh…
Ô nhiễm không khí có thể làm tăng nguy cơ mắc các rối loạn nhịp tim, thậm chí dẫn đến đau tim ở người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người đang mang bệnh, trẻ em dưới 15 tuổi…
Bên cạnh đó, sóng nhiệt hay tiếng ồn cũng gây những thương tích đối với tai mà còn gây đau đầu, stress, dễ bị căng thẳng thần kinh…
Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu khiến cho nhiệt độ tăng giảm bất thường có chiều hướng gia tăng. Điều này khiến gây ra các bệnh như đột quỵ nhiệt thậm chí là tử vong.
Ảnh hưởng của ô nhiễm nước
Khi con người ăn/ uống phải nước ô nhiễm hoặc thực vật, động vật được nuôi trồng trong môi trường ô nhiễm hoặc tiếp xúc trực tiếp với môi trường nước bị ô nhiễm thì rất dễ mắc các bệnh như tiêu chảy, dịch tả, thương hàn, viêm gan, viêm não, bệnh do muỗi truyền, thiếu máu…
Những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với hệ sinh thái
Mối đe dọa chính và tác động trực tiếp đối với hệ sinh thái chính là ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra mưa axit, mưa đá, biến đổi khí hậu, trái đất nóng lên, hiệu ứng nhà kính… gây mất cân bằng và suy thoái các cấu trúc loài.
5. Các biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Trồng nhiều cây xanh
Hạn chế sử dụng túi nilong và các sản phẩm từ nhựa
Tiết kiệm điện
Tận dụng ánh sáng mặt trời
Sử dụng các sản phẩm tái chế
Áp dụng khoa học hiện đại vào đời sống
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: