Báo động thực trạng ô nhiễm môi trường công nghiệp hiện nay 

Hiện nay, cùng với quá trình công nghiệp hóa đất nước, tại Việt Nam ngày càng nhiều những nhà máy, xưởng, xí nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất được thành lập và đưa vào vận hành. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích mà những mô hình trên mang đến thì sự ra đời của hàng loạt đơn vị này cũng gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường công nghiệp đáng lo ngại. Cùng IPF Việt Nam tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường công nghiệp đáng báo động hiện nay.

Thực trạng môi trường tại một số khu công nghiệp 

Theo số liệu tính hết năm 2015 trên cả nước có hơn 20.000 doanh nghiệp, 130 khu công nghiệp và khu chế xuất ra đời. Từ thực tế, chúng tạo ra một hệ thống những khu công nghiệp tập trung trên 45 tỉnh, thành phố. Có thể nói việc phát triển khu công nghiệp đem lại sự thay đổi to lớn và tích cực cho cơ cấu kinh tế của nước ta. Thế nhưng, không thể phủ nhận nhiều khu công nghiệp hiện nay cũng là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng làm tác động tiêu cực đến môi trường, con người và hệ sinh thái. 

 Tình trạng xử lý nước thải tại khu công nghiệp 

 Các nhà máy hoạt động trong lĩnh vực thuốc trừ sâu, phân bón, khai thác và chế biến quặng, . . là một số đơn vị có lưu lượng nước thải rất cao, chứa đựng những thành phần độc hại gồm: chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, axit, kim loại nặng, chì, nhiều hợp chất phenol được clo hoá, ... Đặc biệt, nguy hại hơn nữa là nguồn nước thải còn có thể được xả thẳng ra sông, suối, ao, đầm. 

 Tình trạng xử lý nước thải tại khu công nghiệp 

 Theo thống kê, ở khu vực Hà Nội có lượng nước thải lên tới 300.000 m3/ngày đêm. Trong đó, nước thải sinh hoạt là 85.000 – 90. 000 M3/Ngày đêm, chiếm 27-30%. Đồng thời, tất cả lượng nước thải trên đa phần mới chỉ được xử lý sơ bộ trong hệ thống bể ngầm hoặc những bể lắng cặn trong các trục tiêu thoát nước chung. Do đó, nồng độ chất độc hại ở các nguồn thải rất cao: BOD5 là 50 – 190 mg/l, NH 4 + từ 3 – 25 mg/l, COD khoảng 90 – 495 mg/l. 

Thêm vào đó, hầu hết những khu vực, tỉnh thành trong cả nước tình trạng ô nhiễm môi trường công nghiệp bởi chất thải từ một số nhà máy vẫn đang ở mức độ nghiêm trọng.

Tình trạng ô nhiễm rác thải tại nhà máy xí nghiệp 

Theo con số ước tính, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 15 triệu tấn rác xả thải. Trong đó rác thải sinh hoạt chiếm khoảng 17%. Lượng rác có tính chất độc hại từ hoạt động công nghiệp gây nên vào khoảng 130.000 tấn. Đặc biệt 75% rác thải phát sinh từ các khu kinh tế trọng điểm phía Nam và 25% là từ các thành phố lớn Hà Nội và Hồ Chí Minh. 

Tình trạng ô nhiễm rác thải tại nhà máy xí nghiệp 

Theo báo cáo của Sở Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội, đến năm 2005 trung bình mỗi ngày Hà Nội phải xử lý 312 tấn rác thải công nghiệp không nguy hại và 59,3 tấn rác thải ô nhiễm công nghiệp nguy hại. 

 Tình trạng ô nhiễm môi trường công nghiệp do khí thải  

Bên cạnh nước thải và rác thải thì tình trạng ô nhiễm môi trường công nghiệp bởi khí thải cũng hết sức đáng báo động. Khí thải tại khu công nghiệp sẽ bao gồm cả bụi và khói thải ra trong quá trình đốt than và không có hệ thống kiểm soát ô nhiễm tại nguồn. 

Tình trạng ô nhiễm môi trường công nghiệp do khí thải  

 Theo báo cáo của Tổng cục môi trường, năm 2002 lượng phát thải khí CO2 là 70.541,716 nghìn tấn; CH4 là 585,510 nghìn tấn; CO là 1.540,317 nghìn tấn; N2O 1,116 nghìn tấn và NOx là 28,527 nghìn tấn.  

 Đồng thời, vấn đề khói bụi trong những khu vực dân cư cũng hết sức đáng lo ngại. Tại Thành phố Hồ Chí Minh chỉ tính riêng hệ thống lò đốt và lò hơi đã xả vào môi trường 578 tấn bụi/năm. Đồng thời dựa trên kết quả giám sát của Trung tâm môi trường đô thị và khu công nghiệp Hà Nội 6 năm vừa qua cho biết nồng độ bụi PM10 tăng 4 – 20%.

Tác động của ô nhiễm môi trường công nghiệp 

 Ô nhiễm các khu công nghiệp đã và đang ảnh hưởng nặng nề đối với đời sống của cộng đồng dân cư, đặc biệt là người lao động sản xuất làm việc tại những nhà máy, xưởng, . . này. Theo khảo sát, họ phải tiếp xúc thường xuyên với nhiều yếu tố nguy hiểm đó là ô nhiễm môi trường, khói khí độc hại, nguồn nước, tiếng ồn,...

Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường công nghiệp  

Để có thể hạn chế ảnh hưởng của ô nhiễm khu công nghiệp đối với sức khoẻ cộng đồng, môi trường, hệ sinh thái nói chung thì chúng ta cần có những giải pháp đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở và sự tham gia của các ban ngành cũng như hợp tác quốc tế. 

Đồng thời, có chiến lược bảo vệ môi trường dài hạn. Trong việc tăng cường nhận thức và ý thức về môi trường cho các tầng lớp nhân dân là yếu tố quan trọng. 

Ngoài ra mỗi doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị và công nghệ xử lý khí thải, nước thải, rác thải phát sinh từ quá trình hoạt động. Chẳng hạn như lắp đặt và sử dụng hiệu quả thiết bị thu hồi khí thải, máy thổi lọc bụi tĩnh điện, hệ thống lấy gió làm mát, một số loại quạt công nghiệp, nhiều loại bể lắng, xử lý nước thải, rác thải v.v..

Xem thêm: Van tay gạt khí là gì? những điều cần biết về van tay gạt khí

Địa chỉ phân phối hệ thống xử lý khí thải 

Thực trạng ô nhiễm môi trường công nghiệp đang nhận được sự quan tâm lớn bởi nó ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe con người cũng như hệ sinh thái. Một trong những loại ô nhiễm nguy hiểm nhất cần có biện pháp khắc phục đó là khí thải. 

Hệ thống xử lý khí thải là phần không thể thiếu đối với các nhà máy. Nếu bạn vẫn đang phân vân địa chỉ phân phối hệ thống xử lý khí thải hãy tham khảo ngay tới IPF Việt Nam. Liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn và mua các sản phẩm chát lượng nhất.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT IPF VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 125, ngõ 40, Phố Do Nha, Phường Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Văn phòng giao dịch: Khu đô thị Nam An Khánh, xã An Khánh, Huyện Hoài Đức, TP Hà Nội

Hotline: 0973.567.489

Gmail: sales.ipfvietnam@gmail.com

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: