Đồng Hữu Cảnh - 29/12/2022
Tủ an toàn sinh học có vai trò đặc biệt quan trọng trong nhiều môi trường phòng thí nghiệm. Trước khi sử dụng, cần tìm hiểu những thông tin quan trọng đối với thiết bị trên. Trong bài viết dưới đây IPF Việt Nam sẽ cung cấp các thông tin về nguyên lý sử dụng cũng như chức năng của tủ an toàn sinh học nhé !
Tủ an toàn sinh học hoặc thường gọi là tủ kín có tên tiếng Anh là biosafety cabinet (BSC) . Đây là một tủ thao tác khép kín dùng trong các phòng thí nghiệm nhằm đảm bảo sức khỏe cho những người sử dụng. Đồng thời cũng bảo vệ những mẫu thao tác cũng như môi trường khỏi các tác nhân ô nhiễm sinh học.
Tủ thao tác mở và đối lưu ứng dụng vào việc xử lý những vi khuẩn gây bệnh hoặc có khả năng truyền bệnh. Thiết bị này được ứng dụng trong một số chuyên ngành về y tế xét nghiệm, y học cổ truyền, sinh học phân tử, nuôi cấy,...
Về cơ bản, tủ an toàn sinh học được chia thành 3 cấp độ theo Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh của Mỹ ( CDC). Tùy vào mức độ bảo vệ của loại tủ sẽ được chia thành các cấp độ khác nhau.
- Bảo vệ người sử dụng khỏi những tác nhân lây nhiễm cấp BSL 1-2-3
- Bảo vệ môi trường
- Không có tác dụng bảo vệ mẫu
Tủ an toàn sinh học cấp 1 (Class I) có luồng không khí giống với một tủ chứa hóa chất, tuy nhiên có một bộ màng chắn HEPA trong các ống khói nhằm ngăn cản tác nhân gây ô nhiễm lan tỏa ra môi trường. Tủ an toàn sinh học cấp 1 là kiểu cũ và hiện tại không được sử dụng.
- Bảo vệ người sử dụng khỏi những tác nhân lây nhiễm cấp BSL 1-2-3
- Bảo vệ môi trường
- Bảo vệ mẫu vật
Có 04 kiểu (Type) là: A1, A2, B1 và B2
- Bảo vệ người sử dụng khỏi những tác nhân lây nhiễm cấp BSL 1-2-3-4
- Bảo vệ môi trường,
- Bảo vệ mẫu vật
- Được sử dụng ở cấp độ ngăn ngừa hoàn toàn những tác nhân có nguy cơ
Tủ an toàn sinh học cấp 3 được bao bọc kín hoàn toàn, thông khí bằng màng lọc HEPA, được lắp đặt các cổng găng tay tiếp xúc và cổng lấy mẫu từ pass-box hoặc thiết bị khử trùng 2 cửa. .
Tủ an toàn sinh học cấp 3 sử dụng để tiếp xúc với những mẫu nguy cơ cao nhất, bao gồm nguy cơ sinh học, vi khuẩn, virus độc tính và truyền nhiễm nghiêm trọng.
Tủ an toàn sinh học hoạt động theo nguyên lý tạo một màng khí bao bọc quanh bề mặt thao tác bằng ống hút phía trên tủ. Lớp khí rút ở dưới bề mặt thao tác và di chuyển lên phía trên tủ nhờ màng lọc HEPA. Đồng thời lớp khí ở phía trên tủ cũng rút qua mẫu thao tác. Tác dụng của lớp khí là tạo một lớp lọc những môi trường bị ô nhiễm, không làm xoay ngược lại người thao tác. Bên cạnh đó, dòng khí chảy xuống từ màng lọc HEPA cũng có tác dụng bảo vệ thiết bị phòng thí nghiệm. Còn có dòng khí thải bên ngoài lọc những loại vi khuẩn trong môi trường thông qua màng lọc HEPA.
Mục đích của tủ an toàn sinh học là bảo vệ nhân viên phòng thí nghiệm cùng môi trường xung quanh trước những vi sinh vật có hại. Các khí thải của quá trình nghiên cứu nhờ được xử lý bằng màng HEPA nên giúp tiêu diệt vi sinh vật và virus nguy hiểm. Đồng thời, tủ an toàn sinh học cũng góp phần đảm bảo môi trường vô trùng đối với những thiết bị hoạt động bên trong. Tùy theo từng nguy cơ an toàn sinh học mà phòng thí nghiệm sẽ lựa chọn loại tủ thích hợp.
Tủ an toàn sinh học là một thiết bị rất quan trọng trong phòng thí nghiệm. Chính vì vậy cần cân nhắc và tìm hiểu kĩ cách sử dụng cũng như địa chỉ phân phối uy tín Trên đây là những đặc điểm nguyên lý làm việc của tủ an toàn sinh học. Nếu bạn đang có nhu cầu mua tủ an toàn sinh học hay các sản phẩm bổ trợ công nghiệp, các sản phẩm phục vụ trong phòng thí nghiệm hãy liên hệ ngay tới IPF Việt Nam nhé !
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT IPF VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 125, ngõ 40, Phố Do Nha, Phường Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Văn phòng giao dịch: Khu đô thị Nam An Khánh, xã An Khánh, Huyện Hoài Đức, TP Hà Nội
Hotline: 0973.567.489
Gmail: sales.ipfvietnam@gmail.com
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: