Ô nhiễm nước thải: Thực trạng, nguyên nhân,tác động và cách xử lý 

Một trong những vấn đề lớn mà con người đang đối mặt là ô nhiễm môi trường. Trong đó, việc ô nhiễm nguồn nước tại các khu vực như sông, suối, ao hồ, kênh rạch, sông biển và nguồn nước ngầm cũng là một trong những vấn đề đáng lo ngại. Ô nhiễm nước thải đặc biệt là một tình trạng đáng báo động. Cùng IPF Việt Nam tìm hiểu thực trạng nguyên nhân và tác động của ô nhiễm nước thải đến cuộc sống hiện nay. 

Thực trạng ô nhiễm nước thải nghiêm trọng hiện nay

Tình hình ô nhiễm nước thải hiện nay là rất đáng báo động. Hoạt động của con người đã gây ra nhiều chất độc hại với hàm lượng cao trong các nguồn nước như sông, hồ, biển và nước ngầm, gây tác động đến sinh vật và sức khỏe con người. Các chất thải có thể kể đến như thuốc bảo vệ thực vật, nước thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp chưa qua xử lý. 

Thực trạng ô nhiễm nước thải nghiêm trọng hiện nay

Trong môi trường công nghiệp phát triển nhanh, tình trạng ô nhiễm nước thải ngày càng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt ở Châu Á, là châu lục có mức độ ô nhiễm nước cao nhất thế giới, với mức độ chất độc trong nước lên đến 3 lần mức chỉ số trung bình toàn cầu. Tại Việt Nam, khoảng 17 triệu người không có tiếp cận với nước sạch và phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm từ nước mưa hoặc nguồn nước giếng khoan. Theo Bộ Y tế, mỗi năm có khoảng 9.000 người chết vì sử dụng nguồn nước bẩn và hơn 100.000 người mắc ung thư. Việc kiểm soát tình trạng ô nhiễm nước thải đang trở nên cần thiết, đặc biệt là tại các thành phố lớn và khu công nghiệp.

Những tác nhân chính dẫn đến ô nhiễm nước thải 

Tình trạng ô nhiễm nước tự nhiên phần lớn do hoạt động của con người gây ra, mặc dù cũng có một phần nhỏ do nguồn gốc tự nhiên. Các nguyên nhân chính của ô nhiễm nước thải bao gồm:

Những tác nhân chính dẫn đến ô nhiễm nước thải 

+ Ô nhiễm nước thải sinh hoạt: Lượng nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý được thải trực tiếp vào môi trường, gây ô nhiễm với các chất rắn, rác thải và giảm lượng oxy trong nước, ảnh hưởng đến sự sống của động vật thủy sinh.

+ Ô nhiễm nước thải nông nghiệp: Các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi cũng góp phần gây ô nhiễm nguồn nước với các chất độc như lượng thức ăn thừa của động vật, thuốc trừ sâu và phân bón hóa học, mà các chất này có thể thấm ngấm vào đất và nước.

+ Ô nhiễm nước thải y tế: Các cơ sở phòng thí nghiệm, phẫu thuật, rửa thực phẩm, nếu không được xử lý kỹ càng, có thể thải ra nước thải chứa các mầm bệnh, vi khuẩn và virus, gây ra ô nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

+ Ô nhiễm nước thải công nghiệp: Sự phát triển của các khu công nghiệp và đô thị đang gây ra nhiều vấn đề với hàng ngàn mét khối nước thải được thải ra mỗi ngày. Nước thải chưa được xử lý hoặc xử lý không tốt có thể gây ra các bệnh tật nghiêm trọng như ung thư và giảm tuổi thọ của con người.

Những hậu quả tác động của ô nhiễm nước thải 

+ Ô nhiễm nước thải gây ra tác động dài hạn đến kinh tế và các lĩnh vực khác, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người và động vật, gây ra các bệnh như đường ruột, bệnh da, tăng nguy cơ ung thư và tật bẩm sinh cho trẻ em.

+ Cảnh quan đô thị bị suy giảm do nước ô nhiễm tạo ra mùi khó chịu.

+ Vi khuẩn và hóa chất trong nước gây ra sự biến mất của các loài động vật và cây trồng, gây hại cho hệ sinh thái. Nhiều loài cá và động vật biển đang bị đe dọa tuyệt chủng, gây ảnh hưởng đến sự cân bằng tự nhiên. Nếu không được giải quyết, sự suy giảm của các loài sẽ tiếp tục và đe dọa đến sự phát triển bền vững của chúng ta.

Những hậu quả tác động của ô nhiễm nước thải 

Khắc phục thực trạng ô nhiễm nước thải 

Để giải quyết vấn đề ô nhiễm nước thải, sự hợp tác của cộng đồng là cần thiết. Mỗi cá nhân cần tham gia đóng góp để tăng cường nhận thức về việc sử dụng nước hợp lý và giảm thiểu ô nhiễm nước thải.

Những hậu quả tác động của ô nhiễm nước thải 

+ Nông dân cần được khuyến khích xây dựng hầm, bể chứa chất thải và áp dụng các biện pháp hạn chế sử dụng hóa chất, đồng thời thu gom và xử lý chúng hợp lý.

+ Các trung tâm y tế cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải và thường xuyên kiểm tra chất lượng nước thải.

+ Các nhà máy và công nghiệp cần tìm ra các giải pháp xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường để đảm bảo chất lượng.

+ Chính phủ cần thực hiện các biện pháp giáo dục và huấn luyện để nâng cao nhận thức của dân về việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là về môi trường nước.

Xem thêm:Tổng hợp những phương pháp xử lý nước thải công nghiệp hiệu quả nhất hiện nay

Trên đây là tổng hợp những phương pháp xử lý nước thải công nghiệp hiệu quả nhất hiện nay. Hy vọng qua bài viết có thể giúp bạn tìm ra được phương pháp xử lý phù hợp đối với xưởng, nhà máy của mình. Nếu như bạn đang tìm kiếm hệ thống xử lý khí thải hay các sản phẩm xử lí chất thải công nghiệp hãy đến ngay với IPF Việt Nam để nhận được tư vấn và lựa chọn các sản phẩm tốt nhất.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT IPF VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 125, ngõ 40, Phố Do Nha, Phường Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Văn phòng giao dịch: Khu đô thị Nam An Khánh, xã An Khánh, Huyện Hoài Đức, TP Hà Nội

Hotline: 0975.360.629

Gmail: sales.ipfvietnam@gmail.com

 

 

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: