Cập nhật hệ thống xử lý nước thải sản xuất công nghiệp cơ khí mới nhất năm 2021

Công nghệ cơ khí hay kỹ thuật cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc và thiết bị hoặc các vật dụng hữu ích. Phục vụ cho công tác thiết kế trong các lĩnh vực như ô tô, máy bay và các phương tiện giao thông khác, các hệ thống, đồ dùng gia đình, máy móc và thiết bị sản xuất,…

Việc chế tạo gia công các sản phẩm cơ khí phục vụ cho quá trình sản xuất ngày càng tăng cao. Gần như chúng ta có thể bắt gặp các xưởng xản xuất cơ khí ở nhiều nơi. Song song với đó là việc nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất cơ khí ngày càng tăng cao, trở thành mối nguy hại cho môi trường chúng ta. Hôm nay hãy cùng Công ty TNHH kỹ thuật IPF Việt Nam tìm hiểu về hệ thống xử lý nước thải sản xuất công nghiệp mới nhất năm 2021.

Quy trình sản xuất 1 sản phẩm cơ khí

Quy trình sản xuất 1 sản phẩm cơ khí

  • Quá trình chế tạo vật liệu là các quá trình luyện kim bao gồm luyện kim đen và luyện kim màu. Luyện kim là quá trình tách kim loại khỏi quặng bằng cách dùng nhiệt lượng để nấu chảy quặng và dùng chất trợ dung để khử tạp chất.
  • Chế tạo phôi là các phương pháp gia công chưa tạo ra vật phẩm hoàn chỉnh gồm có: sản xuất đúc, hàn – cắt kimloại, gia công áp lực.
  • Sản xuất đúc: là phương pháp chế tạo chi tiết bằng cách rót kim loại lỏng vào khuôn có hình dạng nhất định, sau khi kim loại đông đặc trong khuôn ta thu được vật phẩm có hình dạng kích thước phù hợp với yêu cầu.
  • Gia công áp lực: là sử dụng ngoại lực tác dụng lên kim loại sao cho ứng suất tạo ra trong kim loại vượt quá giới hạn chảy của nó. Kim loại sẽ bị biến dạng dẻo dẫn đến thay đổi hình dáng và kích thước theo yêu cầu.
  • Hàn – cắt kim loại: Hàn là quá trình gia công kim loại, nối các chi tiết máy với nhau thành một khối không tháo rời được bằng cách nung kim loai đến trạng thái hàn sau đó dùng áp lực hoặc không dùng áp lực để tạo liên kết hàn.Cắt kim loại là phương pháp tách rời kim loại ra từng phần theo yêu cầu.
  • Gia công kim loại bằng cắt gọt là qúa trình cắt đi một lớp kim loại trên bề mặt của phôi để tạo thành chi tiết có hình dáng, kích thước và độ chính xác gia công theo yêu cầu trên bản vẽ. Quá trình đó được thực hiện nhờ các máy công cụ, các dụng cụ gia công hoặc bằng tay bởi các dụng cụ thông thường.
  • Nhiệt luyện là phương pháp gia công kim loại bằng cách nung kim loại tới một nhiệt độ xác định, giữ nhiệt độ trong một khoảng thời gian xác định và làm nguội với tốc độ nguội xác định. Nhằm đạt được tổ chức và tính chất của vật liệu kim loại theo yêu cầu.
  • Kiểm tra chất lượng sản phẩm gồm kiểm tra về kích thước, chất lượng, các chỉ tiêu về cơ tính, kiểm tra các khuyết tật…

Nguồn gốc phát sinh nước thải sản xuất cơ khí

Nước thải sản xuất cơ khí có tính chất thuộc nước thải công nghiệp và nguồn gốc phát sinh ra nước thải từ các quá trình sau:

+ Tẩy rửa vệ sinh thiết bị, máy móc

+ Từ dầu tra chi tiết máy

+ Nước thải sinh hoạt của công nhân

+ Nước từ vệ sinh nhà xưởng

Tính chất nước thải sản xuất cơ khí

Tính chất nước thải sản xuất cơ khí

Nhận xét: Hiện nay, gia công cơ khí mang một lượng nước thải với thành phần ô nhiễm tương đối khó xử lý như: dầu mỡ, chất rắn lơ lửng, kim loại và các ion kim loại,… Để nước thải trong việc gia công cơ khí không còn là mối nguy hại cho môi trường, quy trình xử lý nước thải sơ bộ như dưới đây nhằm xử lý hiệu quả, loại bỏ các chất ô nhiễm trong nước thải để bảo vệ nguồn nước.

Quy trình xử lý nước thải sản xuất cơ khí

Quy trình xử lý nước thải sản xuất cơ khí

Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải sản xuất cơ khí

– Nước thải từ quá trình gia công theo hệ thống thu gom chảy vào bể thu gom nước thải. Phía trước bể gom được đặt song chắn rác để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn trong nước thải.

– Nước thải sau đó được bơm đến bể lắng cát, cát thu được từ bể này được đưa qua bể chứa cát. Nước thải từ bể lắng cát được đưa sang bể điều hòa nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ. Tại bể điều hòa, chúng tôi bố trí máy khuấy trộn chìm nhằm mục đích hòa trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể, sinh ra mùi khó chịu, đồng thời cũng châm hóa chất vào đây để điều chỉnh pH trong nước thải.

–  Nước thải được bơm lên bể tuyển nổi để loại bỏ dầu và các chất lơ lững trong nước thải. Sau đó tiếp tục chảy từ bể tuyển nổi xuống bể keo tụ tạo bông, đồng thời dùng bơm định lượng châm chất keo tư vào hòa trộn với nước thải để tạo ra các bông cặn. Ở đây các chất màu và cặn lơ lửng bị kết tủa lại còn nước thải chảy qua bể lắng để loại bỏ cặn lơ lửng,

– Theo nước được dẫn vào bể trung gian để ổn định vận tốc thích hợp trước khi vào công trình lọc để khử cả lượng cặn, màu, mùi còn lại trong nước thải.

– Nước thải sau khi qua cột trao đổi ion để loại bỏ các ion kim loại, sẽ được đưa qua bể khử trùng loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Nước thải sau xử lý sẽ đạt QCVN 40:2011/BTNMT.

– Bùn cặn từ các bể được đưa vào bể chứa bùn, làm giảm lượng nước chứa trong bùn. Sau đó, được cơ quan chức năng xử lý theo định kỳ.

Xem thêm:

Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. Công ty TNHH kỹ thuật IPF Việt Nam  sẵn sàng giúp quý doanh nghiệp trong việc kiểm tra, đánh giá, tư vấn và hướng dẫn bảo trì, sửa chữa, vận hành hệ thống xử lý nước thải sản xuất cơ khí. 

Trên đây những chia sẻ của IPF Việt Nam về phân loại nước thải công nghiệp theo ngành nghề mọi thông tin góp ý cũng như thắc mắc xin liên hệ hotline: 0975360629

Công ty TNHH kỹ thuật IPF Việt Nam là công ty chuyên cung cấp các sản phẩm công nghiệp và phụ trợ công nghiệp. Phục vụ ngành xử lý khí thải, và nước thải. Đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình luôn đặt mục tiêu lợi ích của khách hàng, sự tin tưởng của khách hàng là kim chỉ nam cho sự phát triển của công ty đã đáp ứng được nhu cầu rất thiết thực của con người và bảo vệ môi trường.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: