Tấm nhựa vi sinh là gì? Ứng dụng của tấm nhựa vi sinh như thế nào?

Tấm nhựa vi sinh là một vật liệu được sử dụng phổ biến trong ngành xử lý nước thải và nâng cao hiệu quả xử lý của bể chứa nước thải. Tuy nhiên, khi nhắc đến vật liệu này, nhiều người vẫn không khỏi băn khoăn, thắc mắc tấm nhựa vi sinh là gì? Nguyên lý hoạt động và ứng dụng của chúng như thế nào? Hãy cùng IPF giải đáp những thắc mắc tại bài viết này nhé!

Tấm nhựa vi sinh là gì?

Tấm nhựa vi sinh là giá thể có kích thước 1 x 0.5m, được sử dụng rộng rãi trong ngành xử lý nước thải với mục đích nâng cao hiệu quả xử lý nước thải của bể và toàn hệ thống xử lý nước thải. Hiểu một cách đơn giản, tấm nhựa vi sinh là nơi trú ngụ của các vi sinh vật. Chúng được sản xuất từ nhựa PVC, với nhiệt độ làm việc lý tưởng nhất từ 45 đến 50 độ C. 

Diện tích tiếp xúc của tấm nhựa vi sinh tương đối lớn: 200 - 220m2/m3. Độ rỗng xốp > 93%, và làm việc trong môi trường có áp suất từ 1 - 2bar. Nếu công tình của bạn đang cần số lượng lớn tấm nhựa vi sinh xong xử lý nước thải, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0975.360.629 để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể. IPF là đơn vị hàng đầu chuyên cung cấp tấm nhựa vi sinh trên toàn quốc với giá cả hợp lý nhất trên thị trường.

Tấm nhựa vi sinh hoạt động như thế nào?

Tấm nhựa vi sinh là giá thể có hoạt động tương đối đơn giản. Bề mặt của giá thể được tiếp xúc trực tiếp với các sinh vật tồn tại trong nước thải. Sao một khoảng thời gian thích nghi với môi trường mới, các vi sinh vật sẽ bám lên bề mặt của giá thể. Từ đó hình thành một lớp màng, có độ nhầy. Chúng giúp phân huỷ các chất hữu cơ gây ô nhiễm nước thải. Tấm nhựa vi sinh tạo điều kiện để tiêu hoá các chất gây ô nhiễm trong nước thải, từ đó hỗ trợ cải thiện lượng chất ô nhiễm có trong bể chứa.

Quá trình hoạt động của tấm nhựa vi sinh có thể chia thành những giai đoạn như:

+ GĐ1: Hình thành. Toàn bộ vi sinh vật có trong nước thải đều được phát triển như nhau. Sau đó, chúng neo bám vào bề mặt của tấm nhựa, dần hình thành lớp màng nhầy trên đó.

+ GĐ2: Phát triển. Các vi sinh vật đã được làm quen và thích nghi với môi trường mới. Chúng hình thành lớp màng nhầy và có khả năng tiêu hoá các chất ô nhiễm tồn tại trong nước thải.

+ GĐ3: Trưởng thành: Vi sinh vật sau khi phát triển mạnh mẽ đã đi vào ổn định. Lớp màng vi sinh ngày càng dày lên. Trong giai đoạn này, hiệu quả xử lý mạnh mẽ nhất. Lượng cơ chất trong nước thải phải đảm bảo cung cấp đầy đủ cho toàn bộ quá trình xử lý, nếu không lớp màng sẽ dần bị mỏng đi.

+ GĐ4: Phân tán. Sau khi phát triển ổn định và diễn ra quá trình xử lý mạnh mẽ. Đến giai đoạn này, lớp màng nhầy không phát triển nữa, toàn bộ vi sinh vật tự tróc khỏi bề mặt. Sau đó phân huỷ thành nước, chất hữu cơ và CO2. Lượng cơ chất phải được cung cấp đầy đủ để duy trì quá trình trao đổi chất tiếp theo. Nếu không, vi sinh vật sẽ bắt đầu phân huỷ để cân bằng môi trường.

Cầu nhựa vi sinh D50 được sử dụng như thế nào?

Ứng dụng của tấm nhựa vi sinh trong xử lý nước thải

Tấm nhựa vi sinh được ứng dụng rộng rãi trong ngành xử lý nước thải. Chúng có vai trò gia tăng hiệu suất làm việc của hệ thống. Vì vậy, các công trình thường bổ sung những tấm nhựa vi sinh nhằm tăng mật độ tiếp xúc và hiệu quả làm việc của công trình. Cụ thể như sau:

- Sử dụng trong ngành xử lý nước thải sinh hoạt

- Xử lý nước thải bệnh viện

- Xử lý nước thải trong các ngành công nghiệp

- Ứng dụng trong quá trình lọc nước

- Xử lý nước cấp phục vụ sinh hoạt

- Đóng vai trò lọc khí trong xử lý khí thải.

Hiện nay, Công ty TNHH Kỹ thuật IPF Việt Nam là đơn vị hàng đầu chuyên cung cấp tấm nhựa vi sinh tốt nhất trên thị trường. Ngoài ra, IPF cung cấp những vật liệu cho ngành xử lý chất thải. Các sản phẩm tại IPF luôn đảm bảo giấy tờ, nguồn gốc đầy đủ. Để biết thêm thông tin chi tiết, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline: 0975 360 629 để được hỗ trợ tư vấn.

 

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: